Bạn đang thắc mắc rằng liệu phong tục đám hỏi miền Tây có khác gì với phong tục đám hỏi của miền Bắc, Trung, Nam hay không? Bạn không biết rằng khi muốn chuẩn bị một đám hỏi miền Tây thì cần chuẩn bị những gì? Đừng lo, đọc ngay bài viết sau đây của Leo-decor.com là bạn đã có thể nắm được phong tục đám hỏi miền Tây cũng như một số kiến thức liên quan đến phong tục độc đáo này rồi đấy.
NỘI DUNG CHÍNH
Đám hỏi miền Tây có ý nghĩa như thế nào?
Tương tự như những miền khác, đám hỏi miền Tây có ý nghĩa vô cùng lớn đối với gia đình của cô dâu và chú rể. Đám hỏi được chuẩn bị chu đáo và kỹ càng là biểu hiện cho thấy gia đình hai bên đều trân trọng cuộc hôn nhân này, mâm quả đàn trai chuẩn bị minh chứng cho sự tôn trọng cũng như yêu thương đối với cô dâu, thái độ gặp mặt của gia đình hai bên có ý nghĩa chúc phúc cho cặp đôi trên đoạn đường sắp tới.
Trình tự đám hỏi Miền Tây
Dưới đây là trình tự đầy đủ của một đám hỏi miền Tây mà bạn có thể tham khảo:
Nhà trai chuẩn bị mâm quả ăn hỏi theo phong tục miền Tây
Trước lễ đám hỏi, phía nhà trai cần chuẩn bị mâm quả ăn hỏi đầy đủ những món lễ vật theo đúng phong tục miền Tây, bao gồm:trầu cau, bánh phu thê, trái cây. Nếu gia đình nhà trai có điều kiện thì có thể bổ sung thêm lễ vật là bánh kem, heo quay.
Số lượng mâm quả theo phong tục miền Tây phải là số chẵn, thể hiện sự gắn bó của cặp đôi, điều này khác với miền Bắc là mâm số lẻ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm quả, nhà trai cũng cần chuẩn bị người bưng mâm quả. Những người bưng mâm quả phải là những người chưa có chồng, chưa có vợ, gương mặt thanh thoát, tinh thần thoải mái, vui vẻ thì cuộc hôn nhân sau này của cô dâu chú rể mới thuận buồm xuôi gió. Sau khi lễ diễn ra, gia đình hai bên sẽ lì xì cho đội bưng mâm quả lấy vía.
Hai bên trao lễ vật cho nhau
Sau khi đã chuẩn bị xong mâm quả đám hỏi miền Tây, đợi ngày lành tháng tốt, nhà trai sẽ đến nhà gái để để trao lễ vật. Người đại diện phía nhà trai sẽ mang trà rượu vào nhà gái để trình bày lý do hôm nay đến nhà gái, sau đó người đại diện phía nhà gái sẽ mời nhà trai vào và tiếp tục diễn ra lễ trao mâm quả cho nhau.
Sau khi bên nhà trai đã trao mâm lễ cho bên nhà gái thì chú rể mới được bước vào nhà, sau đó xin phép họ hàng hai bên xin được cưới cô dâu.
Mời nước và trò chuyện
Sau khi được nhà gái mời vào nhà, gia đình hai bên sẽ lần lượt giới thiệu những người quan trọng có mặt trong bữa tiệc như ông bà, cha mẹ của cô dâu, chú rể,… theo thứ tự từ lớn tới nhỏ.
Sau khi đã giới thiệu xong một lượt thì tiếp đến, nhà trai sẽ giới thiệu về mâm quả ăn hỏi mà mình mang đến nhà gái.
giới thiệu xong thì mẹ chú rể sẽ mở tráp và trình lễ vật xin cưới nhà gái, đồng thời nhà trai cũng sẽ rót rượu mời nhà gái, nhà gái uống nghĩa là đã ngầm đồng ý và chúc phúc cho hôn sự này.
Cô dâu ra mắt gia đình hai bên
Sau khi gia đình hai bên đã làm xong các thủ tục ở trên, cô dâu mới được chính thức ra mắt gia đình hai bên. Lúc này, mẹ chú rể sẽ lần lượt đeo tặng cô dâu những món trang sức mà nhà trai đã chuẩn bị trước đó. Đeo trang sức xong thì cô dâu chú rể cùng nhau rót rượu mời gia đình hai bên coi như lời cảm ơn vì đã tham gia và chúc phúc cho lễ ăn hỏi của hai người.
Lễ lên đèn ở miền Tây
Sau khi cô dâu chú rể đã mời rượu một lượt, người chủ hôn sẽ lấy một số lễ vật mà nhà trai đem đến để trưng trên bàn thờ cúng gia tiên. Cô dâu chú rể sẽ thắp hương cầu gia tiên phù hộ.
Họp bàn về lễ cưới
Đây là việc của người lớn ở hai bên gia đình. Họ sẽ họp lại với nhau, xem ngày giờ tốt và tiến hành bàn bạc về lễ cưới chính thức của cặp đôi.
Nhà gái lại quả cho nhà trai theo đúng phong tục
Đây là nét đặc sắc của đám hỏi miền Tây. Nhà gái sau khi nhận lễ vật của nhà trai, sẽ tiến hành chia đôi mâm quả và trả lại một phần cho nhà trai mang về. Tức là nếu nhà trai đem sang 20 quả cam thì nhà gái sẽ lấy 10 quả, 10 quả kia để lại vào tráp của nhà trai để nhà trai mang về. Số lễ vật trả lại phải là số chẵn như lúc đàn trai đem sang.
Trong quá trình tiến hành phân chia, cô dâu không được sử dụng dao kéo vì theo quan niệm dân gian, sử dụng dao kéo là điềm xui rủi, dễ gây mất mát, ly tán.
Hai bên gia đình dùng bữa cơm thân mật
Sau khi tiến hành xong tất cả các nghi thức trên thì nhà gái sẽ tiến hành dọn mâm cỗ mời bạn bè, họ hàng gần xa và láng giềng đến dùng bữa để chung vui. Thường thì nhà trai cũng sẽ được mời ở lại để dự bữa tiệc thân mật này.
Nét độc đáo trong đám hỏi miền Tây
Dưới đây thì Leo-decor.com sẽ gửi đến bạn những thông tin tin tức về nét độc đáo trong đám hỏi miền Tây:
Cổng cưới của đám hỏi miền Tây thường là dùng cây tre, cây cau, lá dừa để kết lại và tạo hình cho đẹp mắt chứ không dùng nhưng cổng cưới hoa hay cổng cưới có sẵn như những miền khác.
Thực đơn đãi tiệc đám hỏi miền Tây không đãi những món gợi đến hương vị đắng và chua như: canh cua, canh đắng, cũng không đãi món cá lóc nướng vì quan niệm cá lóc nướng đen trùi trũi, sẽ mang đến vận xui cho gia chủ.
Tổng kết
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có thể biết được phong tục đám hỏi miền Tây cũng như những đặc sắc trong đám hỏi miền Tây được gìn giữ đến tận ngày nay. Cảm ơn bạn đã đón xem bài viết của Leo-decor.com.